Hotline: 0938 789 770

Phải Làm Sao Khi Visa Úc Bị Huỷ?

Trong trường hợp visa của bạn sắp bị hủy ngay trong đại dịch COVID-19, phải làm gì để có cơ hội tiếp tục sống hợp pháp tại Úc?

Theo lời ông Tim Madigan, một luật sư và là đại diện di trú thuộc Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho di dân, một tổ chức phi lợi nhuận ở Queenland, thì việc hủy visa thông thường xảy ra do vi phạm điều khoản visa, không đáp ứng yều cầu nhân cách hoặc cung cấp sai thông tin khi nộp visa.

Một khi visa bị hủy, người đó sẽ trở thành người sống bất hợp pháp. Nghĩa là người đó sẽ bị đưa đến trại giam giữ di trú và sẽ bị trục xuất khỏi Úc.

Highlights:

  • Chỉ có Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Di trú hoặc người được uỷ nhiệm mới có quyền huỷ visa.
  • Có thể kháng cáo lên Uỷ ban Kháng án AAT nếu visa bị huỷ theo điều khoản 501 luật Di trú 1958.
  • Một chuyên viên pháp lý thuộc Đại học Maquarie phát hiện việc có đại diện luật pháp có thể tăng cơ hội thành công hồ sơ kháng án.
Ông Madigan tư vấn cách nhanh nhất khi nhận được thông báo Xem xét việc hủy visa từ Bộ Nội vụ

“Điều an toàn nhất cần làm ngay khi nhận được thông báo, là ngay trong ngày hôm đó phải đi gặp chuyên viên tư vấn pháp lý, vì đôi khi hạn chót rất gấp, có thể chỉ vài ngày hoặc một tuần, đôi khi được 28 ngày để trả lời, cho nên thời hạn còn tùy thuộc vào lý do visa bị hủy.”

Luật sư Kate Bones thuộc Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý NSW nói việc hủy visa do cung cấp thông tin không chính xác có thể xảy ra ngay thời điểm người đó nộp hồ sơ xin quốc tịch.

Bà cho biết việc hủy visa kiểu này đã tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt xảy ra với người tị nạn và người tầm trú.

“Bộ Di trú cho thấy họ đã tăng cường rà soát, xem xét rất kỹ những thông tin, giấy tờ được nộp trước đó. Thường sẽ có lời giải thích hợp lệ vì sao tại thời điểm khác nhau thì giấy tờ cá nhân lại khác nhau. Chẳng hạn giấy tờ cá nhân bị mất, hoặc không phải quốc gia nào cũng cung cấp hoặc giữ loại giấy tờ đó. Cũng có thể vì lý do văn hóa mà người nộp hồ sơ đã không điền một số thông tin như ngày tháng năm sinh trong hồ sơ.”

Tiến sỹ Daniel Chezelbash là người sáng lập đồng thời là giám đốc của Viện Pháp lý xã hội thuộc Đại học Macquarie, nơi cung cấp tư vấn pháp lý cho những người tị nạn và người tầm trú.

Tiến sỹ Ghezelbash cho biết những người bị án tù 12 tháng hoặc hơn sẽ tự động bị hủy visa.

Nếu visa của bạn bị hủy tự động, thì bạn không thể kháng án nhưng có thể nộp lại hồ sơ trực tiếp cho Bộ trưởng Di trú để xem xét. Nhưng trong suốt thời gian đó bạn phải ở trong trại giam giữ di trú, và có khi phải mất vài năm đến khi mọi việc xong xuôi.

Bà Kate Bones nói có những nạn nhân của bạo hành gia đình đôi khi bị người sống chung đe dọa sẽ hủy visa nhưng thực tế là họ không có quyền hạn pháp lý để làm điều đó.

Nếu cần phải rời bỏ người sống chung bạo lực mà mà bạn đang phụ thuộc visa dưới dạng visa tạm trú, thì bạn phải biết chính sách của Bộ Di trú là không hủy visa người đó. Nhưng tất nhiên bạn phải thông báo chuyện đó cho Bộ Di trú.

Tiến sỹ Ghezelbash cho biết, tại Úc có những nơi có thể xem xét lại quyết định hủy visa, nhưng thông thường, người dân có quyền kháng án lên Ủy ban Kháng Án – AAT – nếu visa bị từ chối hoặc bị hủy theo điều 501 của Bộ luật Di trú.

Sẽ có những thành viên độc lập nhưng có vị trí ngang hàng với Bộ trưởng sẽ xem xét toàn bộ chứng cứ của hồ sơ để xem việc hủy visa có phù hợp không, và để xem đây có phải là hủy tự động hay không.

"Qúy vị cũng có thể kháng án lên Tòa án liên bang ở cấp thấp Federal Circuit Court để xem liệu có sai sót pháp lý trong quyết định hủy visa hay không.”

Tiến sỹ Ghezelbash đã có phân tích hơn 50 quyết định kháng án của Ủy ban Kháng án AAT, ông nhận thấy có sự khác biệt trong kết quả kháng án tùy vào người ra quyết định.

“Có hai người không bao giờ ra quyết định có lợi cho người tị nạn, trong khi có một người đã chấp thuận 86% hồ sơ kháng án. Những người ra quyết định thường nhìn vào quốc gia và đặc biệt là nhìn vào loại visa mà người đó kháng án. Nhưng dù sao, vẫn có sự sai lệch rất lớn. Cho nên một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của hồ sơ là tùy vào người được chỉ định thụ lý hồ sơ đó.”

Để tránh việc rơi vào tình huống may rủi, một tình huống mà nhiều người tầm trú và tị nạn ở Hoa Kỳ và Canada cũng đã gặp, thì tiến sỹ Ghezelbash nói điều tối quan trọng là người kháng án phải tìm luật sư hoặc đại diện di trú để được tư vấn.

“Tôi không thấy ngạc nhiên khi thấy sức ảnh hưởng của đại diện di trú, khả năng thành công cao gấp 7 lần so với hồ sơ không có luật sư đại diện.”

Ông Madigan nói bạn có thể xin visa bắc cầu để sống hợp pháp ở Úc trước khi visa hết hạn, trong khi chờ kết quả kháng án từ AAT, hoặc bạn định rời khỏi đất nước trong thời điểm COVID-19

“Nếu bạn cần phải rời nước Úc nhưng lại không có chuyến bay nào để trở về, hoặc nếu chính phủ đất nước đó đóng cửa biên giới, khi đó bạn vẫn có chứng cứ thuyết phục cho thấy bạn đang nỗ lực tìm cách rời khỏi Úc.”

Trưởng chương trình hỗ trợ di trú của tổ chức Hồng Thập tự, bà Vicki Mau nói, tổ chức của bà cung cấp thực phẩm, và cùng với Bộ Dịch vụ Xã hội hỗ trợ tài chính cho người dân bất kể họ đang giữ visa gì.

Khoản hỗ trợ này đã cho thấy rất cần thiết đối với những nhân viên thời vụ bị mất việc và sinh viên quốc tế đang trải qua giai đoạn khó khăn khi visa sắp hết hạn.

“Khoản tiền hỗ trợ khoảng $400 cho một gia đình.  Đây là khoản hỗ trợ trả một lần nhằm hỗ trợ càng nhiều người càng tốt.

Số tiền này có thể không quá lớn nhưng đối với những gia đình còn đang phải đắn đo cân nhắc nên dùng tiền để mua thực phẩm và thuốc men trước hay trả tiền thuê nhà trước, thì ít nhất số tiền này có thể giúp họ trong hoàn cảnh đó.

Xin lưu ý những lời khuyên ở đây không áp dụng cho tất cả trường hợp. Nếu quý vị đang lo lắng về tình trạng visa của mình, vui lòng tìm kiếm tư vấn pháp lý sớm nhất có thể.

Để được hỗ trợ pháp lý miễn phí, hãy liên lạc các trung tâm hỗ trợ pháp lý tại tiểu bang.

Refugee and Immigration Legal Service hay RAILS là dịch vụ miễn phí ở Queensland, số điện thoại (07) 3846 9300.

Quý vi có thể gọi Dịch vụ tư vấn pháp lý người tị nạn Refugee Legal, số điện thoại (03) 9413 0100 từ thứ Tư đến thứ Sáu, 10 giờ sáng - 2 giờ chiều để được tư vấn miễn phí. 

Sử dụng dịch vụ thông dịch miễn phí, gọi số 13 14 50, yêu cầu ngôn ngữ của quý vị và yêu cầu kết nối tới tổ chức mà quý vị muốn nói chuyện.  

Tổ chức cứu trợ Hồng Thập tự Red Cross dành cho mọi người không phân biệt loại visa. Xem chi tiết thông tin trên trang mạng của tổ chức này.

Bài viết được tham khảo từ nguồn: SBS Vietnamese

QUÝ KHÁCH ĐANG CẦN TƯ VẤN THÔNG TIN DỊCH VỤ VISA Vui lòng nhập số điện thoại hoặc gọi 0938 789 770 để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất
Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS